
Nhà khách Hà An Hà Giang Việt nam
1. Giới thiệu chung Nhà Khách Hà An là một trong những khách sạn 2 sao đạt tiêu chuẩn quốc
Là tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình có nhiều danh lam thắng cảnh, các khu bảo tồn thiên nhiên với hệ sinh thái đa dạng và nguồn suối khoáng nóng rất tốt cho sức khỏe con người. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh tập trung đầu tư vào các khu du lịch sinh thái và văn hóa dân tộc Mường, Thái…, đặc biệt là khu du lịch hồ sông Đà đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành khu du lịch quốc gia.Hòa Bình còn được biết đến là tỉnh duy nhất của vùng Tây Bắc có sân gôn, đó là sân gôn Phượng Hoàng thuộc huyện Lương Sơn. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng thêm sân gôn mới, phục vụ đối tượng khách du lịch cao cấp.
Mộc Châu (Sơn La)
Sơn La là vùng đất có khí hậu mát mẻ với nhiều hang động, thác nước, khu bảo tồn thiên nhiên, suối khoáng nóng và công trình thủy điện có giá trị lớn về du lịch. Bên cạnh đó là hệ thống di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống cùng các bản làng mang vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn 2030, không gian du lịch Sơn La được định hướng phát triển gồm 3 cụm chính là thành phố Sơn La và phụ cận, Mộc Châu và phụ cận, Quỳnh Nhai và phụ cận. Trong đó, khu du lịch quốc gia Mộc Châu đang được ưu tiên đầu tư để trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và cả nước. Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung quy hoạch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến; xây dựng các khu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng, khu di tích lịch sử, khu tắm khoáng nóng và nghỉ dưỡng...
Hầm Đờ Cát (Điện Biên)
Sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, lại là tỉnh duy nhất trong cả nước có chung đường biên giới với hai quốc gia Lào và Trung Quốc, Điện Biên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.
Với mục tiêu trở thành một trong ba địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của khu vực Trung du, miền núi Bắc bộ, Điện Biên ưu tiên đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái gắn với khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang; du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái núi cao tại rừng Mường Phăng, động Pa Thơm, đèo Pha Đin…; du lịch tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu…; đồng thời xây dựng thành phố Điện Biên Phủ trở thành đô thị du lịch của cả nước.
Đèo Ô Quy Hồ nối 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai
Lai Châu là tỉnh có địa hình đa dạng với những dãy núi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng hẹp và sâu, hình thành nên các cao nguyên có khí hậu trong lành, mát mẻ như Sìn Hồ, Hồ Thầu… Bên cạnh đó, hệ thống sông suối với nhiều thác ghềnh có lưu lượng dòng chảy lớn cũng tạo cho vùng đất này nhiều cảnh quan hấp dẫn cùng tiềm năng thủy điện phong phú. Ngoài ra, Lai Châu còn có nguồn suối nước nóng với hàm lượng khoáng chất cao, phục vụ nhu cầu du lịch chữa bệnh và nghỉ dưỡng.
Nhằm khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, Lai Châu tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, tôn tạo và phát triển nhiều khu, điểm du lịch tiêu biểu, góp phần hình thành các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của địa phương. Đặc biệt, tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ và Bộ VHTTDL bổ sung khu du lịch sinh thái cao nguyên Sìn Hồ vào danh mục các khu du lịch quốc gia trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chợ Bắc Hà (Lào Cai)
Lào Cai có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tiêu biểu như ruộng bậc thang Sa Pa, đỉnh Phan Xi Păng, vườn quốc gia Hoàng Liên... Bên cạnh đó, các di tích lịch sử, công trình kiến trúc độc đáo cùng bản sắc văn hóa đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng là những lợi thế rất lớn để Lào Cai phát triển các loại hình du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch cộng đồng...
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020, định hướng tầm nhìn 2030, cùng với việc tiếp tục triển khai các dự án trọng điểm ở Sa Pa và các địa bàn tiềm năng khác, tỉnh ưu tiên đầu tư các khu du lịch giải trí, thể thao ở thành phố Lào Cai và các huyện Bát Xát, Bảo Thắng; đồng thời xây dựng tuyến du lịch dọc sông Chảy nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng của địa phương.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái)
Yên Bái là mảnh đất được tạo hóa ban tặng cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với hệ thống đầm, hồ, sông, suối, hang động, rừng nguyên sinh phong phú. Đây cũng là nơi sinh sống của trên 30 dân tộc anh em với bản sắc văn hóa đa dạng.
Mục tiêu của Yên Bái là đến năm 2020 sẽ hoàn thành cơ bản và đi vào hoạt động có hiệu quả các trung tâm du lịch như khu du lịch sinh thái Tân Hương - hồ Thác Bà; du lịch sinh thái Suối Giàng; danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; vùng văn hoá Mường Lò – Nghĩa Lộ cùng nhiều khu du lịch sinh thái đặc sắc khác.
Đền Hùng (Phú Thọ)
Vùng đất Tổ Phú Thọ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vương cùng nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú. Để tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch,tỉnh định hướng hình thành 5 trung tâm du lịch chính, trong đó thành phố Việt Trì là trung tâm lễ hội với hạt nhân là khu du lịch quốc gia đền Hùng gắn với di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; huyện Tân Sơn là trung tâm du lịch sinh thái mà điểm nhấn là vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ sinh thái đa dạng; huyện Thanh Thuỷ có mỏ nước khoáng nóng rất tốt cho sức khỏe sẽ là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; huyện Hạ Hòa là trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa và huyện Tam Nông là trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao. Đặc biệt, Phú Thọ còn kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống sân gôn nhằm phục vụ nhu cầu của đối tượng khách du lịch cao cấp.
Lễ hội cổ truyền ở nước ta rất đa dạng, phong phú và trải rộng khắp đất nước. Tại mỗi vùng miền, lễ hội tuy mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng tâm linh cần được suy tôn, như: Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công trong việc dạy dỗ hay truyền nghề hoặc những người có nhiều công lao đóng góp cho việc chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Chính vì thế, lễ hội truyền thống là dịp để con người giao lưu cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và những khát vọng cao đẹp.
Các lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc
- Lễ hội hoa ban: Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái và lễ hội này còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mường. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng.
- Lễ hội cầu an bản Mường: Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm. Lễ hội này được gắn với tục giết trâu và tạ thần linh được thể hiện qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng… Nội dung của lễ hội có nhiều hoạt động liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cả cộng đồng trong năm diễn ra lễ hội. Chính vì thế mà lễ hội này được tổ chức rất trọng thể, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng.
- Lễ hội Lồng Tồng: Là một lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương, mang ý nghĩa cầu phúc, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Trong lễ hội thường diễn ra các trò chơi dân gian cổ truyền, như: Ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn….
Món ngon Lai Châu
1. Lợn “cắp nách”
Lợn “cắp nách” hay còn gọi là “lợn lửng” chỉ có ở vùng cao. Người dân bản địa thường thả các con lợn mới sinh vào trong rừng để chúng tự sinh sống, tự kiếm thức ăn. Vì vậy thịt của chúng rất ngon, chẳng khác nào thịt lợn rừng. Đặc biệt giống lợn này chỉ nặng khoảng từ 10 – 15kg, con lớn nhất cũng chỉ 20kg nên thịt hầu như không có mỡ ăn rất ngon.
2. Cá bống vùi tro
Cá bống thường được bắt ở các sông suối nên không to lắm và được chế biến cực kỳ công phu. Cá được ướp với rất nhiều gia vị sau khi làm sạch như: gừng, tiêu, sả, ớt… rồi bọc trong lá dong, vùi trong tro. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy nhưng không ngán của cá. Bên cạnh đó là mùi thơm nhẹ của lá dong đem lại cảm giác lạ miệng.
3. Xôi tím
Tuy có màu hồng thắm nhưng loại xôi này được người dân quen gọi là xôi tím. Món ăn được nấu từ những hạt gạo nếp thơm dẻo, hạt to đều không lẫn các hạt gạo nát. Màu sắc bắt mắt của xôi được tạo ra từ loài cây có tên là khẩu cắm. Theo nhiều người cho biết, loài cây này có tác dụng chữa các bệnh về đường ruột và rất tốt cho sức khỏe.
4. Thịt lợn hun khói
Đặc sản thịt lợn hun khói không phải muốn làm lúc nào cũng được mà phải tùy thuộc vào từng mùa. Và mùa lý tưởng nhất để làm món này là mùa đông. Thịt được ướp trong thời gian khá dài từ 5 – 7 ngày, sau đó mới được treo lên gác bếp và hun khói. Món ăn mang đến hương vị lạ cho người thưởng thức một phần bởi được ướp với các loại gia vị được phơi khô như: quả mắc khén, ớt, thảo quả…
5. Măng nộm hoa ban
Nếu có dịp đến Lai Châu, bạn nhớ ghé qua bản làng của người Thái để có dịp thưởng thức món măng nộm hoa ban với hương vị cực ngon. Đó là sự hòa quyện của tất cả các hương vị: đắng, chua, cay, ngọt, mặn, bùi mà hiếm món ăn nào có được. Ngoài nguyên liệu chính là măng và hoa ban thì đặc sản này còn có thịt cá nướng thơm phức bắt ở các con suối tạo nên vị đặc trưng cho đặc sản miền núi.
Món ngon Hà Giang
1. Bánh cuốn trứng
Không giống với các loại bánh cuốn thông thường chỉ ăn với nước chấm, bánh cuốn trứng tại Hà Giang được ăn kèm nước dùng đậm đà, nóng hổi. Bánh tráng được làm mỏng dính nên chúng ta có thể nhìn thấy cả phần nhân hấp dẫn bên trong.
2. Cơm lam Bắc Mê
Đây là đặc sản của dân tộc Tày vùng Bắc Mê được nhiều người biết đến. Khi thưởng thức, cơm lam có mùi thơm phức quyện cùng lá chuối và ống nướng. Loại cơm này có thể ăn không, chấm với muối mè hoặc ăn cùng cá nướng béo ngậy.
3. Rêu đá nướng
Rêu tuy nhiều nhưng loại ngon thì rất hiếm và tùy mùa mới có. Vì vậy với người dân bản địa, rêu được xem là một món ăn quý. Món ăn này cũng được chế biến với nhiều kiểu khác nhau như rêu rán, nấu canh… Nhưng ngon hơn cả vẫn là món nướng sau khi rêu được trộn với các loại gia vị.
4. Lạp xưởng gác bếp
Đây là món khoái khẩu của người dân bản địa với hương vị đặc trưng của người vùng cao. Đó là vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc và vị béo của mỡ. Tất cả cùng hòa quyện trong miếng lạp xưởng đem lại cảm giac ngon miệng cho người thưởng thức.
5. Cháo ấu tẩu
Gạo nếp cái hoa vàng thơm lừng như mời gọi thực khách, cùng vị bùi của củ ấu được hầm nhừ với nước dùng giò heo béo ngậy. Bên cạnh đó, cháo ấu tẩu còn được ăn kèm với trứng gà và một số gia vị giúp món ăn dậy mùi thơm ngọt ngào. Đặc sản này thường được bán vào buổi tối trong những ngày đông lạnh giá tại Hà Giang.
1. Giới thiệu chung Nhà Khách Hà An là một trong những khách sạn 2 sao đạt tiêu chuẩn quốc